18/4/14

Các loại thảo dược hỗ trợ “chuyện ấy”

Theo y học cổ truyền, tác dụng của các loại thảo dược đối với hoạt động tình dục rất đa dạng như kéo dài thời gian “lâm trận”, kích thích ham muốn…Lựa chọn những loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ chuyện phòng the là cách để bạn nâng cao chất lượng cho các cuộc “yêu” một cách an toàn và tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe.

Dưới đây là một số loại thảo dược được ưa chuộng trong việc cải thiện hoạt động gối chăn.

1. Cánh hoa hồng

Ngoài công dụng làm đẹp cho da, hoa hồng còn được dùng để chữa trị một số căn bệnh như khó tiêu, kháng viêm… Đây cũng là một loại thuốc kích thích ham muốn. Khả năng kháng viêm của hoa hồng giúp cải thiện sự thông thoáng trong các mạch máu, đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu đến các cơ quan sinh dục.

cac-loai-thao-duoc-ho-tro-chuyen-ay

2. Hoa súng trắng

Súng trắng có tác dụng an thần, làm giảm căng thẳng về thần kinh, được người xưa sử dụng để làm thuốc chữa các bệnh có liên quan đến đường ruột – dạ dày như khó tiêu, kiết lỵ. Trong khi đó, hạt của loại hoa này lại giúp cải thiện và kích thích nhu cầu ham muốn khá hiệu quả.

3. Hoa dâm bụt

Ngoài tác dụng chữa bệnh đau đầu, kích thích mọc tóc, hoa dâm bụt còn là vị thuốc có khả năng kích thích ham muốn tình dục. Để cải thiện khả năng phòng the, bạn nên dùng loại hoa này phơi khô, hãm thành trà và uống mỗi ngày.

4. Nhục đậu khấu

Không chỉ được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, loại gia vị này còn là phương thuốc dân gian giúp chữa đau đầu, đau dạ dày và cải thiện khả năng tuần hoàn trong cơ thể. Công dụng kháng viêm của nhục đậu khấu giúp cải thiện sự lưu thông của máu đến các cơ quan sinh dục. Nhờ đó, khả năng “yêu” của bạn cũng sẽ được nâng cao.

cac-loai-thao-duoc-ho-tro-chuyen-ay

5. Huệ tây trắng

Ngoài vẻ đẹp quyến rũ và mùi thơm nồng nàn, hoa huệ tây trắng còn là một vị thuốc có lợi cho chuyện phòng the. Nhờ khả năng kháng viêm và làm dịu thần kinh, loại hoa này được đánh giá cao trong việc kích thích ham muốn yêu đương và nâng cao khả năng chịu đựng cho những người trong cuộc.

6. Nghệ tây

Nghệ tây nằm trong danh sách các loại thảo dược có công dụng an thần, trị trầm cảm, cúm, mất ngủ, hen suyễn, đau họng và kích thích ham muốn của cánh mày râu, giúp các chàng gia tăng “bản lĩnh đàn ông” rất hiệu quả.

cac-loai-thao-duoc-ho-tro-chuyen-ay

8. Quế

Loại gia vị thơm ngon này thường được sử dụng để chữa bệnh cảm cúm và ho, đau răng, chuột rút và những rắc rối trên da. Nhờ vào tác dụng kháng viêm, quế sẽ kích thích tuần hoàn ở đường hô hấp và cải thiện sự lưu thông máu, giúp kéo dài thời gian “lâm trận” cũng như khả năng “chiến đấu” cho cả hai giới.

9. Thảo dược SECCO

Thảo dược SECCO (tên khoa học Ptychopetalum olacoides) là một loại cây nhỏ của rừng Amazon - được sử dụng hàng ngàn năm như chất kích thích để điều trị tình trạng suy nhược tình dục và rối loạn chức năng cương dương.


SECCO có khả năng làm thư giãn các thể hang trong dương vật, giúp máu lưu thông đến dương vật nhiều hơn, tạo điều kiện để phản ứng cương dương được mạnh hơn.

SECCO được gọi là “Viagra của rừng Amazon” nhờ cung cấp một giải pháp trị liệu hoàn toàn tự nhiên và hiệu quả giúp tăng cường thể lực và khả năng sinh hoạt tình dục, điều trị chứng giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ. SECCO được đánh giá là "số 1" trong các loại thảo dược kích thích tình dục được biết đến hiện nay.

Châm cứu không đúng có thể gây tai biến nguy hiểm

Đó là cảnh báo của Bệnh viện Châm cứu Trung ương khi phải cấp cứu một số ca biến chứng do châm cứu thời gian gần đây.

cham-cuu-khong-dung-co-the-gay-tai-bien-nguy-hiem

Theo các chuyên gia, châm cứu là một phương pháp điều trị tốt cho một số bệnh, nhưng việc thực hành châm cứu yêu cầu phải chuẩn xác, đúng huyệt đạo cần châm cứu, nếu châm cứu không đúng cách, có thể gây rủi ro, tai biến nguy hiểm.

BS Phạm Hữu Lợi (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cho biết, châm cứu có thể nguy hiểm khi dùng kim để đâm xuyên vào các huyệt ở độ sâu vài centimet dưới da.

Ngoài ra, còn có thể gây ra một hội chứng mới – bệnh mycobacteriosis do châm cứu – là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn dạng sợi (mycobacteria), phát triển nhanh quanh vết châm kim do bông băng, khăn lau hoặc miếng vải chườm nhiễm bẩn, kim châm sát trùng không kỹ… Thời gian ủ bệnh khá lâu, thường dẫn tới áp-xe và lở loét.

Người bệnh béo phì tăng nguy cơ bị ung thư vú

Những phụ nữ có gen béo phì sẽ mắc bệnh ung thư vú cao hơn nhiều so với những người phụ nữ bình thường khác.

Trong cuộc nghiên cứu mới nhất, các phụ nữ da trắng có gen mắc bệnh béo phì (có thể bà hoặc mẹ của họ bị béo phì) thì họ sẽ có nguy cơ gia tăng mắc ung thư vú. Con số chính xác được đưa ra là có tới 70% phụ nữ béo phì mắc ung thư vú so với các phụ nữ không mang gen này trong người.

Nếu một phụ nữ hơi quá cân hoặc béo phì và được chẩn đoán là mang gen béo phì thì nguy cơ ung thư vú sẽ tăng tới 210%. Loại gen béo phì được tìm thấy có tên là mTOR, đây là loại gen được phát hiện trong những người phụ nữ béo phì.

nguoi-benh-beo-phi-tang-nguy-co-bi-ung-thu-vu
Những người phụ nữ có gen béo phì sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn

Vậy tại sao béo phì lại nguy hiểm như vậy, đặc biệt là với bệnh ung thư vú? Đó là do khi bạn bị béo phì, estrogen sẽ tăng cao và nó làm giảm sự tương thích với các phương pháp điều trị ung thư vú bằng hormone. Phụ nữ có dấu hiệu di truyền bệnh béo phì sẽ có estrogen âm ung thư vú cao hơn so với người khác.

Một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư vú là giảm cân càng sớm càng tốt. Ông Ting Yuan David Cheng, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu ung thư New York cho biết: “Những phụ nữ béo phì cần có chế độ ăn hợp lý để giảm cân, điều này là cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư vú”.


4/4/14

Tắm nắng buổi sáng giúp kiểm soát cân nặng

Tắm nắng vào buổi sáng không chỉ giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể mà còn giúp kiểm soát cân nặng.

Vận động ngoài trời lúc sáng sớm có tác dụng cải thiện cân nặng - Ảnh: Shutterstock

Theo tờ The New Indian Express (Ấn Độ), nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) cho thấy những người hằng ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cho dù là ánh sáng nhẹ vào buổi sáng, có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn đáng kể so với những người tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi chiều.

Các chuyên gia nhận thấy thời gian, mức độ và cường độ tiếp xúc với ánh sáng nhẹ đầu ngày có liên quan đến trọng lượng.

“Việc tiếp xúc với ánh sáng càng diễn ra sớm trong ngày thì chỉ số khối cơ thể càng giảm”, Phó giáo sư nghiên cứu về thần kinh Kathryn Reid thuộc Đại học Northwestern nói.

Cũng theo chuyên gia này, tiếp xúc ánh sáng càng muộn trong ngày thì chỉ số BMI càng cao.

“Ánh sáng là tác nhân mạnh nhất đồng bộ hóa đồng hồ sinh học trong cơ thể giúp điều chỉnh nhịp độ sinh học, từ đó cũng giúp điều chỉnh cân bằng năng lượng”, trưởng nhóm nghiên cứu Phyllis C. Zee giải thích.

“Nếu không nhận đủ ánh sáng vào thời điểm thích hợp trong ngày, nó có thể làm mất tính đồng bộ hóa đồng hồ sinh học, được cho làm thay đổi quá trình trao đổi chất và có thể dẫn đến tăng cân”, theo chuyên gia Zee.

Thông điệp đưa ra là bạn nên tắm nắng trong khoảng thời gian từ đầu buổi sáng đến khoảng gần trưa. Tắm trong vòng 20-30 phút vào buổi sáng là đủ tác động đến chỉ số BMI.

Tác dụng chữa bệnh của cây ổi

Cây ổi mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi hoặc được trồng trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Ngoài ra các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân còn được dùng làm thuốc.

Tác dụng chữa bệnh của cây ổi

Tác dụng chữa bệnh của cây ổi

Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương... Lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.

Một số đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổi:

Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 3 - 5 ngày.

Trị tiêu chảy do nóng: Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.
Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: Dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.

Giảm đau nhức răng do sâu răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

Trị mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.

Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.

Chữa vết thương xây xát nhẹ ở chân tay: Búp ổi 100g, sắc đặc ngâm tay hoặc ngâm chân vào nước sắc lúc thuốc còn ấm, mỗi ngày ngâm 2 - 3 lần.

Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.

Lưu ý: Không dùng cho những người đang bị táo bón.

Bí ẩn loài giun "sống nhăn răng" dù bị giết hàng trăm lần

Bí ẩn ở chỗ, cho dù có bị chặt đầu, loài giun này không những mọc lại đầu một cách nguyên vẹn mà thậm chí còn có thể khôi phục trí nhớ.



Trong thần thoại Hy Lạp, người anh hùng Hercules phải chiến đấu với Hydra, một con rồng 9 đầu. Chặt đầu này, nó lại mọc ra hai cái đầu mới.


Còn giới khoa học thì từ lâu đã biết đến khả năng tái sinh kì diệu này của loài giun dẹp Planaria: chúng mọc lại đầu mới sau khi bị chặt đầu.




Về phân loại, Planaria được xếp vào ngành giun dẹp. Thoạt nhìn, loài động vật chuyên sống ở đáy sông, đáy hồ này chẳng có gì đặc biệt. Cơ thể chúng chỉ dài một đốt ngón tay. Giun dẹp có bộ não và hai mắt ở phía đầu, có khả năng cảm nhận được ánh sáng.

Thế nhưng loài giun nhỏ bé này có khả năng đặc biệt mà hầu hết các loài động vật không có. Nếu bị chặt mất phần đầu, chỉ trong vài tuần từ thân giun, một cái đầu hoàn chỉnh khác sẽ mọc lại như cũ!


Thế còn phần đầu bị cắt ra? Các tế bào của đầu giun cũng lập tức phân chia và khôi phục lại cả một cơ thể nguyên vẹn. Tóm lại, từ một con giun bị cắt rời, hai con giun mới giống hệt nhau sẽ hình thành.


Tương tự như vậy, sẽ ra sao nếu giun Planaria bị cắt làm ba mảnh? Ba phần của con giun không vì thế mà chết đi, trái lại, chúng tiếp tục phát triển thành ba cá thể giun mới. Các nhà khoa học kết luận, khả năng tái sinh độc đáo này đã được quy định trong hệ gene của giun.



Vì thế, dù bạn có băm vằm con giun Planaria thành hàng trăm mảnh thì chúng cũng không hề hấn gì. (nghe có vẻ đáng sợ, đúng không?)
Bởi chỉ cần một tế bào của con giun trưởng thành cũng đã đủ để nó tự nhân lên thành một cơ thể hoàn chỉnh.
Không chỉ sống rất dai, loài giun này còn khiến các nhà khoa học sững sờ vì khả năng khôi phục trí nhớ sau khi “chết” của nó.

Hai nhà khoa học Michael Levin và Tal Shomrat từ ĐH Tufts đã tiến hành một cuộc thử nghiệm. Họ đặt thức ăn và chiếu đèn để dụ con giun ra chỗ có ánh sáng. Vì vốn là một loài ưa bóng tối, phải mất một thời gian con giun mới “học” được cách kiếm thức ăn ở chỗ có nhiều ánh sáng.


Sau đó, đầu con giun bị chặt đi. Trong vài tuần, một cái đầu khác mọc lại và thật ngạc nhiên, nó vẫn lặp lại hành vi đi ra ánh sáng để kiếm thức ăn như trước lúc “chết”.


Các nhà khoa học vẫn đang tìm lời giải cho hiện tượng kì lạ này. Làm sao cái đầu mới mọc lại có thể nhớ được hành vi của một cái đầu khác trước đây? Họ đưa ra giả thuyết rằng trí nhớ của giun được lưu trữ trong một số tế bào khác bên ngoài não bộ. Nhưng họ chưa thể xác định được những tế bào đó ở đâu và hoạt động ra sao.

Điều bí ẩn này khiến chúng ta liên hệ đến cơ thể con người. Liệu trí nhớ của con người có thể được lưu giữ ở một cơ quan nào khác như tim hay gan? Liệu những người được ghép tạng có thể được truyền lại kí ức của người hiến tạng? Đó vẫn là những câu hỏi chưa có lời đáp.

* Bài viết dựa trên thông tin và quan điểm của nhà khoa học Robert Krulwich từ chuyên trang Khoa học của NPR.