Một số dạng rối loạn giấc ngủ:
- Mất ngủ: mất ngủ là trạng thái không thoải mái về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ. Người bệnh có thể phàn nàn rằng khó đi vào giấc ngủ, hoặc khó giữ giấc ngủ. Mất ngủ có thể thoáng qua hoặc bền vững và thường đi kèm với rối loạn lo âu.
- Cận giấc ngủ: cận giấc ngủ là hiện tượng không phổ biến, xuất hiện đột ngột trong khi ngủ hoặc xảy ra giữa trạng thái thức và ngủ. Nếu xuất hiện trong giấc ngủ, cận giấc ngủ thường xảy ra ở giai đoạn 3 và 4 của nhịp giấc ngủ. Cận giấc ngủ bao gồm ác mộng, rối loạn hoảng sợ, miên hành và các rối loạn cận giấc ngủ không biệt định khác.
- Rối loạn thời gian giấc ngủ: triệu chứng phổ biến nhất là không thể ngủ được khi người bệnh muốn ngủ, mặc dù họ có thể ngủ được vào lúc khác. Mặt khác, họ không hoàn toàn tỉnh táo khi cần tỉnh táo, nhưng họ cũng rất tỉnh táo vào lúc khác khi họ không cần tỉnh táo.
Hậu quả của rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ kéo dài (đặc biệt mất ngủ) gây hoảng loạn, tăng nguy cơ biến chứng thành các bệnh thực thể như thoái hóa xương, đau nhức dây thần kinh, tổn thương chức năng điều tiết não bộ, gây viêm loét dạ dày, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng đại tràng kích thích, chán ăn, gày rộc đi, hạ huyết áp,…
Ở một số trường hợp, tình trạng này còn dẫn đến rối loạn tim mạch, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hồi hộp lo sợ, béo phì, thậm chí mắc đái tháo đường...
Nguyên nhân
- Do lối sống, môi trường và tâm lý: áp lực cuộc sống và công việc hằng ngày, gặp biến cố, thói quen ăn uống, lạm dụng chất kích thích, tâm lý sợ mất ngủ…
- Do bệnh lý: viêm xoang, đau đầu, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh khớp xương,bệnh về tiết niệu, trầm cảm, tâm thần phân liệt…Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh cũng gây ra chứng mất ngủ.
Phòng và trị bệnh
Đa số người bệnh khi gặp phải triệu chứng mất ngủ đều tìm đến các loại thuốc ngủ. Phương pháp này có thể cải thiện ngay lập tức giấc ngủ nhưng về lâu dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc và những tổn thương cho hệ thần kinh, có thể gây trầm cảm.
Điều trị mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.
Nguyên tắc điều trị:
- Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ.
- Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ,...
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, khoảng từ 30-40 phút một ngày, mỗi tuần khoảng 3-4 lần sẽ giúp ngủ tốt hơn.
- Nếu không ngủ được sau 30 phút thì nên ra khỏi giường và đọc sách hoặc làm một việc gì đó cho đến khi buồn ngủ.
- Sử dụng thảo dược thay thế cho thuốc ngủ do thảo dược an toàn, không gây tác dụng phụ, không gây nghiện.
Trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hiệu quả bằng Thảo dược NAVA
Thảo dược NAVA giúp làm tăng acid gamma-aminobutyric (GABA) trong não, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh, dễ dàng và duy trì giấc ngủ lâu hơn.
Đây cũng là cơ chế tác dụng của benzodiazpin (nhóm thuốc an thần gây ức chế và làm dịu hệ thần kinh trung ương). Tuy nhiên, tác dụng của NAVA dịu hơn, không gây phản ứng phụ và không gây nghiện.
Thường tác dụng chữa trị của NAVA có thể nhận thấy sau vài ngày cho đến 4 tuần.
Thảo dược NAVA được Commision E của Đức công nhận như một loại an thần dịu và được FDA xếp vào nhóm GRAS (nhóm thực phẩm an toàn).
Độc giả cần tư vấn thêm về bệnh rối loạn giấc ngủ, vui lòng liên hệ:
BS. Tư vấn: (08) 54123 009 – 0968 456 454.
Email: bacsi@thaoduocthegioi.com
Chi tiết: www.thaoduocthegioi.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét