Dấu hiệu lạ
Các bác sĩ tại Bệnh viện NHS Lothian, Vương quốc Anh sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu xác định amiđan của bệnh nhân này sưng to và khá lớn, do đó, bác sĩ kê đơn thuốc với pencillin theo quy định điều trị. Nhưng do amiđan to, khó khăn trong việc nhai nuốt, bệnh nhân không thể uống được thuốc viên nên các bác sĩ đã hỗ trợ tiêm benzylpenicillin vào tĩnh mạch 4 lần một ngày và một liều duy nhất dexamethasone vào tĩnh mạch - một loại thuốc steroid dùng để điều trị viêm.
Hội chứng “khỉ đầu chó” là một phát ban hiếm xuất hiện trên mông, nhưng cũng có thể xuất hiện trong nách và các khu vực khác nữa.
Hội chứng “khỉ đầu chó” là một phát ban hiếm xuất hiện trên mông, nhưng cũng có thể xuất hiện trong nách và các khu vực khác nữa.
Ngày hôm sau, bệnh nhân đã phát triển một vùng phát ban phía trong khuỷu tay. Nhận định đó là một phản ứng đối với penicillin, các bác sĩ đã thay đổi thuốc kháng sinh sang dùng clarithromycin. Vào ngày thứ ba nhập viện, cổ họng bệnh nhân đã tốt hơn rất nhiều, ông có thể nuốt chất lỏng, ăn thức ăn mềm nhưng các điểm phát ban nhanh chóng lan rộng và khiến bệnh nhân đau đớn. Vùng phát ban được tìm thấy ở nách, mông, bụng dưới, đùi trên và háng, đồng thời có dấu hiệu hoại tử (mô chết).
Các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân có phản ứng nghiêm trọng với thuốc và nhiễm khuẩn nguy hiểm do các vi khuẩn hoại tử gây ra. Lập tức, bệnh nhân được làm sạch các mô chết và các mô đã nhiễm bệnh. Sau khi lấy mẫu mô ở háng phải, kết quả xét nghiệm âm tính với vi khuẩn ăn thịt (hoại tử fasciitis), do đó không đúng với chẩn đoán ban đầu, các triệu chứng và kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng baboon - Hội chứng khỉ đầu chó.
Tại sao lại gọi là hội chứng khỉ đầu chó?
Gọi là hội chứng khỉ đầu chó vì các nốt phát ban dày đặc, có hình dáng giống với phần mông của con khỉ đầu chó trong họ khỉ sống tại châu Phi và phía Tây Nam của bán đảo Ảrập. TS. Andreas Bircher, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Đại học Basel, Thụy Sĩ, người có nhiều nghiên cứu về hội chứng này cho biết, hội chứng khỉ đầu chó thường hiếm gặp và hiện các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân tại sao hội chứng này phổ biến hơn ở nam giới và thường thấy ở những nam giới đã qua tuổi dậy thì. Với điều trị steroid, các nốt phát ban giảm đi trong vòng một tuần nhưng nếu lại tiếp xúc với thuốc hoặc chất gây dị ứng thì triệu chứng này có thể tái phát trong vòng từ 1 - 2 ngày. TS. Bircher cho biết thêm: Hội chứng khỉ đầu chó thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến hai ngày sau khi người bệnh dùng thuốc kháng sinh, hiếm khi xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng đã có trường hợp báo cáo một trẻ 18 tháng tuổi và một trẻ 5 tuổi mắc hội chứng này. Để phục hồi, đôi khi phải mất đến 3 tuần. Đồng thời tiếp xúc với penicillin, niken hoặc thủy ngân cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng baboon.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét