Trong gần 1.500 câu hỏi gửi về các bác sĩ của chương trình nhận được rất nhiều thắc mắc về cách điều trị để bệnh khớp bớt đau khi trở trời hay những loại thuốc giúp khớp bình phục như "Mẹ cháu năm nay 56 tuổi, cao 1m55, nặng 40kg, bị viêm đa khớp dạng thấp và thoái hóa khớp gối đã hơn 2 năm nay. Cháu xin hỏi bác sĩ có loại thuốc nào giúp bệnh của mẹ cháu có thể trị khỏi hoàn toàn?".
Đa số trường hợp mắc bệnh khớp phải kiên nhẫn điều trị và sống chung cùng bệnh.
Ngoài ra, không ít trường hợp tâm sự do chữa ở bệnh viện một thời gian không thấy bệnh đỡ nên đã tự tìm lấy những phương pháp chữa khớp truyền miệng làm bệnh ngày một nặng hơn như: "Chị gái tôi 41 tuổi bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp 10 năm, đã đến bệnh viện nhưng không đỡ nản quá nên chuyển sang uống thuốc Nam. Hiện tại bệnh của chị tôi ngày càng trầm trọng: 2 chân sưng to ở mắt cá chân, teo cơ ở hai chân và dồn lên đầu gối. Các ngón tay cong keo biến dạng và sưng to ở các khớp. Vào những ngày trở trời thì không dậy được đau toàn thân. Mong nhận được tư vấn".
Một trường hợp khác lại lo ngại uống nhiều thuốc gây teo cơ: "Em có chị gái năm nay 38 tuổi bị viêm đa khớp dạng thấp đã đến bệnh viện điều trị nhưng ngừng thuốc lại đau mà lúc nào người cũng phù nước. Bệnh này có thể điều trị khỏi được không, như thế nào vì có người nói điều trị nhiều bằng thuốc Tây sợ sau này sẽ bị teo cơ nên gia đình em rất lo lắng".
Một số bệnh nhân sau một thời gian dài điều trị bệnh rất nản lòng: “Em bị bệnh viêm khớp lúc từ năm 12 tuổi, đi chữa trị ở nhiều tiệm thuốc và phòng mạch bác sĩ riêng nhưng không khỏi (trên 20 phòng bác sĩ tư nhân Đông y và Tây y). Hiện bây giờ 2 đầu gối thì hết đau nhưng trên lưng và vai rất đau, khó khăn cho việc cử động và đi lại. Dường như bây giờ em chỉ biết sống chung với bệnh viêm khớp không có cách nào chữa trị cho hết, em điều trị đến nay đã 19 năm rồi mà không khỏi. Em xin bác sĩ tư vấn về các điều trị bệnh viêm khớp cấp của em”.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ,bác sĩ lê Anh Thư, đến nay, nhân loại chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh khớp, cũng chưa có biện pháp nào chữa khỏi. Tuy nhiên, những tiến bộ của y học đã có thể khiến bệnh ngưng hoặc chậm tiến triển, bảo tồn chức năng vận động của khớp và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Đồng quan điểm với Phó giáo sư Lê Anh Thư, Thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh cho biết điều trị bệnh khớp thường phức tạp và phải phối hợp nhiều biện pháp: điều trị triệu chứng đau và viêm (bằng thuốc kháng viêm, giảm đau), điều trị bệnh (các thuốc làm chậm tiến trình của bệnh), các thuốc hỗ trợ, các vitamin và khoáng chất, vận động trị liệu và vật lý trị liệu… Đặc biệt, người bệnh lưu ý uống theo đúng hướng dẫn, nếu có tác dụng ngoại ý, cần thông báo cho bác sĩ biết để đổi thuốc. Trong trường hợp trầm trọng mà chữa trị bằng thuốc không được như ý muốn thì bác sĩ có thể đề nghị giải phẫu khớp. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc và làm theo mách bảo dễ bị biến chứng.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan nhận xét hiện nay việc điều trị bệnh khớp còn gặp nhiều khó khăn. Khi khớp có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm tại các chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại, tránh để đau kéo dài dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Về các câu xin tư vấn về hiện tượng “ngừng thuốc lại đau”, bác sĩ cho biết các thuốc chống viêm chỉ là tạm thời, còn các thuốc chính để điều trị được gọi là các thuốc điều trị cơ bản (như Methotrexat, salazopyrin...) rất quan trọng, cần uống kéo dài nhiều năm do vậy người bệnh cần kiên nhẫn. Đối với "Suy nghĩ 'điều trị nhiều bằng thuốc Tây sợ sau này sẽ bị teo cơ' là không có cơ sở. Thậm chí, nếu không điều trị đến nơi đến chốn mới gây ra hỏng khớp và teo cơ. Hiện nay, một số thuốc có hiệu quả được gọi là điều trị sinh học song khá đắt tiền. Người bệnh, đi khám đừng quên mang theo phiếu các xét nghiệm, phim X quang, đơn thuốc, giấy ra viện... đã có", bác sĩ Lan nói thêm.
Ngoài ra, theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc, người bị bệnh khớp nói chung cần bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C, D, E, một số loại acid béo có tác dụng tốt với khớp như: Acid béo Omega-3, có nhiều trong các loại cá giàu chất béo (Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống); Vitamin C và D có khả năng cải thiện tình trạng đau xương khớp. Vitamin E như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương có tác dụng giảm đau chống viêm. Bắp cải là loại rau được coi là cung cấp chất bôi trơn, làm linh hoạt chuyển động các khớp. Cà chua được coi là tốt cho người mắc bệnh khớp nhờ hàm lượng lycopen và chất carotenoit chống oxy hoá. Một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn. Ngoài ra, một vài nhánh tỏi ăn sống hoặc chế biến cùng thức ăn cũng rất tốt cho khớp. Và nếu thích ăn các loại rau thơm như như hành, húng, mùi tây, cà rốt, rau diếp thì đó đều là những thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh thấp khớp.
CERY là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Pháp, đã được sử dụng từ hơn 1.000 năm trong Y học. CERY đang được sử dụng phổ biến trên thế giới như Ấn Độ, Pháp, Mỹ ...CERY chứa omega-6 (LA) và chất antiprostaglandin vốn là các chất chống viêm tự nhiên và các chất khác có tác dụng giảm đau và chống lại co thắt cơ. Do vậy, CERY rất tốt để điều trị các bệnh về khớp.
Ngoài ra, CERY có chất 3nB giúp đánh tan các tinh thể acid uric đọng trong các khớp, tính lợi tiểu cực mạnh giúp đào thải acid uric trong máu ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy CERY đặc biệt hiệu quả với người bị gout.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét