1001 nguyên nhân táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây bệnh như thói quen ăn uống không hợp lí, ít rau và hoa quả tươi, dẫn đến việc cơ thể thiếu chất xơ - chất có hiệu quả hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và co bóp của dạ dày. Việc thường sử dụng các loại thức ăn kích thích, cay, nóng như tỏi, ớt, tiêu, uống nhiều nước, hay ít vận động cũng là các nguyên nhân có thể dẫn đến táo bón ở người lớn tuổi.
Bên cạnh đó, theo thống kê, người cao tuổi thường mắc đa bệnh (trung bình 2,69 bệnh/một người). Họ thường xuyên phải sử dụng thuốc để điều trị; trong đó nhiều thuốc là nguyên nhân chính giết chết hệ vi sinh vật có lợi trong ruột già, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển làm giảm khả năng tiêu hóa, làm phân có chất lượng xấu.
Người cao tuổi cũng rất dễ rơi vào tình trạng ít vận động vì các lí do sức khỏe, như bị bệnh về xương khớp, đau mỏi lưng. Ngoài ra, các chức năng sinh lí cũng sẽ bị suy giảm khi về già, cơ thành đại tràng của hệ tiêu hóa bị suy yếu do lão hóa, khi co bóp không tạo ra lực đủ mạnh tống đẩy phân ra ngoài.
Nếu người cao tuổi bị ốm, nằm lâu một chỗ không vận động, khi đó các chất thải không được đẩy ra ngoài thì còn có nguy cơ bị tắc ruột, liệt ruột.
Biến chứng khó lường
Đối với người lớn tuổi, táo bón có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp nhẹ, chứng bệnh này khiến người cao tuổi cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn, ảnh hưởng tới các sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.
Trường hợp bị táo bón nặng hơn và kéo dài có thể khiến người bệnh bị trĩ, giãn đại tràng, ung thư đại tràng… Táo bón còn có thể gây ra những biến chứng tim mạch nguy hiểm như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim do cố sức rặn đi cầu quá mức.
Người cao tuổi bị táo bón cho nên mỗi lần đi ngoài còn phải rặn nhiều làm nứt kẽ hậu môn, gây đau cho nên rất ngại đi ngoài, khiến bệnh càng nặng.
Phòng hơn chữa bệnh
Bác sĩ Hồ Lê Ái Xuân, trung tâm tầm soát HCS cho biết “Để đề phòng hoặc giảm dần bệnh táo bón, người cao tuổi nên uống nhiều nước mỗi ngày (2 lít). Ngoài nước lọc, có thể uống các loại nước khác để thay thế như sữa tươi hay nước ép trái cây…
Đồng thời, người bị táo bón cần ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ và chất nhầy như rau xanh, khoai lang, đu đủ,.. việc tập thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng cũng giúp ích rất nhiều”
Ngoài ra, việc sử dụng thảo dược đang là ưu tiên hàng đầu với tác dụng nhanh, hiệu quả mà không gây ra các hiệu ứng phụ như thảo dược Ovata chứa 70% chất xơ hòa tan, 30% chất nhầy và không bị hấp thu bởi cơ thể. Khi gặp nước trong đường tiêu hóa, Ovata sẽ trương nở giúp giữ nước, tăng thể tích và làm mềm phân, tạo nhuận trường khối kích thích nhu động ruột.
Thảo dược Ovata cũng giúp nhuận tràng, giảm đau rát… giúp người cao tuổi cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài công dụng điều trị táo bón có hiệu quả tức thì, Ovata còn giúp bổ sung chất xơ, phòng ngừa bệnh trĩ, rối loạn tiêu hóa do uống bia, phòng và chống tái phát ung thư đại tràng,…
Cách dùng Ovata đơn giản và hiệu quả:
- Cho 01 gói Ovata (7g) vào 200 ml sữa, nước cam, nước ép trái cây tươi, khuấy đều và uống ngay. Cách này cho vị ngon và dễ uống.
- Nếu dùng với nước lọc (để nguội), khuấy đều và uống nhanh trước 30 giây để tránh tình trạng Ovata hóa gel, khó uống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét