Trả lời:
Đại tiện ra máu có thể là biểu hiện của nhiều hiện tượng khác nhau. Có 2 trường hợp:
- Đại tiện ra máu đen: Trường hợp này cho thấy máu chảy ra từ các vị trí sâu phía bên trong cơ thể, xa hậu môn như dạ dày, ruột… nên khi máu ra ngoài thì đã khô và có màu đen.
- Đại tiện ra máu tươi: Chứng tỏ các thương tổn ở gần hậu môn.
Trường hợp đại tiện ra máu tươi có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguyên nhân chủ yếu liên quan đến hậu môn và đại trực tràng.
1. Viêm, nứt ống hậu môn
Triệu chứng là người bệnh rất đau vùng hậu môn, máu tươi có thể nhỏ thành giọt. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do táo bón, khi bệnh nhân đi đại tiện ống hậu môn bị chèn ép gây phù nề và có thể bị nứt, gây chảy máu và cảm giác đau rát.
2. Bệnh trĩ
Bệnh này rất phổ biến. Nguyên nhân dễ hiểu nhất của bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch có chức năng khép kín hậu môn bị giãn quá mức, gây ra bệnh trĩ.
Những trường hợp sau đây dễ bị bệnh trĩ:
- Táo bón hoặc bệnh nhân phải rặn nhiều khi đi đại tiện
- Những người thường xuyên phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu cũng có khả năng cao bị bệnh trĩ
- U trực tràng cản trở máy hậu môn trực tràng trở về
Triệu chứng của bệnh trĩ cũng rất dễ nhận diện:
- Viêm, nứt ống hậu môn: hậu môn đau rát và đại tiện ra máu đỏ tươi
- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn
Bệnh trĩ không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Để chẩn đoán chính xác bệnh, người bệnh khi có các biểu hiện trên cần đi thăm khám, qua đó các bác sĩ sẽ xác định được tình trạng của búi trĩ và chẩn đoán bệnh.
Tùy vào tình trạng của bệnh mà sẽ được chữa trị bằng một trong các cách: đặt thuốc hậu môn, đốt điện, thắt búi trĩ, phẫu thuật.
3. Polip trực tràng và đại tràng
Bệnh nhân sẽ đại tiện ra máu tươi với số lượng nhiều, có khi dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng. Ngay cả khi không bị táo bón mà vẫn thấy máu ra nhiều khi đi đại tiện thì có khả năng bạn đã mắc bệnh này. Tương tự với bệnh trĩ, polip trực tràng và đại tràng được phát hiện qua soi chiếu và điều trị bằng cách cắt bỏ nội soi. Việc này cần phải được tiến hành tại các cơ sở y tế.
4. Viêm loét đại trực tràng
Cùng với hiện tượng đi ngoài ra máu, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng và đôi khi trong phân thấy có lẫn chất nhầy. Bệnh được chẩn đoán bằng soi đại trực tràng.
Để chẩn đoán chính xác, đúng bệnh, em nên đến các cơ sở y tế để soi trực tràng, đại tràng và làm xét nghiệm. Để lâu bệnh có thể nặng thêm. Bên cạnh đó em nên giữ chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý, hạn chế ngồi lâu, đứng nhiều, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, không ăn nhiều các thức ăn gây kích thích và tập thói quen đi đại tiện đúng giờ.
Chúc em sớm chẩn đoán và điều trị thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét